Thiết kế bếp trên tầng lửng – Giải pháp tiết kiệm hiệu quả
Đối với nhiều ngôi nhà có diện tích sử dụng hạn chế thì gác lửng là giải pháp gia tăng không gian rất phổ biến. Qua đó thì nhiều gia đình muốn tận dụng không gian để thiết kế bếp tầng lửng nhằm tạo thêm không gian sử dụng cho ngôi nhà. Vậy thiết kế bếp trên tầng lửng có những lợi ích gì? Cùng Dolcevita tìm hiểu về ưu nhược điểm của thiết kế bếp này trong bài viết dưới đây!
Thiết kế bếp trên tầng lửng – Nên hay không?
Thiết kế bếp trên tầng lửng hiện nay đang là một trong những giải pháp có tính tối ưu nhất đối với những ngôi nhà có không gian sử dụng vừa phải hoặc hạn hẹp. Tuy nhiên vấn đề liệu có nên thiết bếp trên tầng lửng hay không vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Thiết kế bếp gác lửng có các ưu điểm nổi bật và nhược điểm riêng. Dựa vào mục đích, nhu cầu sử dụng và không gian của ngôi nhà thì bạn có thể đưa ra quyết định có nên thiết kế bếp gác lửng hay không. Dưới đây sẽ là các ưu điểm và nhược điểm khi bạn thiết kế bếp tầng lửng.
Ưu điểm khi làm bếp trên tầng lửng
Đối với các ngôi nhà có diện tích hạn chế thì việc đưa không gian bếp lên trên tầng lửng là một giải pháp tối ưu. Đảm bảo được nhu cầu sử dụng cho gia đình mà không ảnh hưởng đến vấn đề phong thủy. Cho nên việc thiết kế bếp trên tầng lửng hiện nay rất được ưa chuộng. Thường được ứng dụng trong những ngôi nhà ống nhỏ hẹp hoặc những ngôi nhà phố có không gian hạn chế.
Lối thiết kế bếp này sẽ giúp tăng thêm diện tích không gian sinh hoạt, sử dụng và giúp cho không gian trở nên rộng rãi. Thông thoáng hơn nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng. Tận dụng diện tích không gian tầng trệt để làm phòng khách và khu vực gara xe hơi. Khi bạn nấu nướng vẫn có thể quan sát trên tầm cao và rộng ở xung quanh nhà tạo một cảm giác rất thú vị.
Ngoài ra thì không gian tầng lửng cũng là một khoảng không gian mở mang đến sự kết hợp hài hòa giữa hai tầng với nhau. Chính vì vậy, khu vực này còn đón nhận được luồng không khí trong lành giữa các tầng và là gia tăng vượng khí cho không gian bếp giúp mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.
Nhược điểm của thiết kế bếp này
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi khi gia chủ thiết kế bếp trên tầng lửng thì nó vẫn tồn tại một vài điều hạn chế. Đây sẽ không phải là giải pháp tối ưu nhất khi gia đình bạn có trẻ em và người già. Bếp được đặt trên tầng lửng cũng làm cho việc di chuyển của trẻ nhỏ và người già trở nên khó khăn hơn. Khi đặt bếp ở tầng lửng thì mùi đồ ăn cũng gây ra sự khó chịu, bí bách của các thành viên trong gia đình. Cách để khắc phục là bạn cần chú trọng vào hệ thống hút mùi và thông gió và thông gió thoáng khí.
Gác lửng thường sẽ có chiều cao khá thấp cho nên khi nấu nướng đồ ăn thì các khói bẩn và vết dầu mỡ rất dễ bám dính lên tường. Có thể gây ngột ngạt và nóng nực cho người sử dụng. Bạn cần tránh đặt bếp nấu ở vị trí đối diện với cửa phòng vì theo phong thủy đây là một điều không nên. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự may mắn hạnh phúc và tài lộc của gia chủ.
Thiết kế bếp trên tầng lửng hợp với loại nhà nào?
Thiết kế bếp trên tầng lửng sẽ hợp với một số loại nhà như nhà phố, biệt thự và Duplex. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại nhà này dưới đây nhé.
Thiết kế bếp tận dụng diện tích nhà phố
Nhà phố thường hay gặp phải các về đề về việc diện tích hạn chế đặc biệt là ở những khu đô thị sầm uất. Vì Vậy, một tầng lầu chỉ vừa đủ và phù hợp để bố trí 1 hoặc 2 khu vực công năng. Cho nên khi thiết kế bếp trên tầng lửng, bếp có thể chiếm dụng gần như hoàn toàn không gian của tầng lửng.
Việc bố trí bếp trên tầng lửng sẽ mang đến nhiều ưu điểm cho gia đình. Không gian bếp với nhiều thực phẩm và dụng cụ sẽ được sắp xếp gọn trong không gian tầng lửng mà không gây ảnh hưởng đến các phòng khác. Như vậy, những khu vực như phòng khách thường sẽ được liên kết với nhà bếp nếu như chúng cùng tầng, bạn sẽ không phải lo ngại vấn đề mùi thức ăn gây khó chịu cho không gian nữa.
Bên cạnh đó, khu vực bếp vẫn đảm bảo đủ để sắp xếp bàn ăn cho các thành viên cùng nhau dùng bữa. Không gian tương đối tách biệt và thoải mái, tuy nhiên tầm nhìn vẫn không bị hạn chế và không gây ra cảm giác ngột ngạt hay bí bách. Phương án đặt bếp trên tầng lửng là một giải pháp vô cùng lý tưởng đối với thiết kế nhà phố.
Bếp trên tầng lửng trong biệt thự
Biệt thự là loại hình kiến trúc không bị hạn chế về diện tích sử dụng, chính vì lợi thế này mà khi xây dựng người ta thường không xây biệt thự có quá nhiều tầng. Hơn nữa, ở các căn biệt thự vừa phải hoặc thấp chỉ từ 1 đến 2 tầng. Và với không gian này bạn hoàn toàn có thể thiết kế bếp trên tầng lửng.
Nếu sắp xếp đặt bếp trên tầng lửng thì không những căn bếp của bạn có tầm nhìn rộng mở xuống các không gian tầng dưới, mà nó còn bao quát cả khu vực xung qua thông qua những cánh cửa sổ. Với việc đặt bếp trên tầng lửng trong biệt thự thì sẽ giúp cho không gian bếp được riêng tư, không gây ảnh hưởng đến những không gian phòng khách hay các không gian khác. Chính vì vậy, thiết kế bếp trên tầng lửng trong các căn biệt thự là một lựa chọn vô cùng hợp lý cho gia chủ.
Thiết kế bếp trên tầng lửng trong Duplex
Căn hộ Duplex đang là xu hướng nhà ở được rất nhiều người ưa chuộng và hứa hẹn sẽ còn phổ biến hơn trong tương lai. Căn hộ Duplex sẽ thiết kế từ hai tầng trở lên và cầu thang nằm bên trong, riêng biệt và rất tiện lợi, đảm bảo cho không gian sống đẳng cấp, tiện nghi cho gia chủ.
Thiết kế bếp tầng lửng trong căn Duplex sẽ giúp cho không gian rộng mở, thoáng đãng, thoải mái hơn khi sinh hoạt đặc biệt là với các không gian lửng có cửa sổ. Không gian bếp tách riêng, từ bếp vẫn có thể quan sát được bên dưới dễ dàng. Chính vì vậy, thiết kế bếp trên tầng lửng trong Duplex chính là sự lựa chọn hoàn hảo, mang đến một trải nghiệm tuyệt vời cho gia chủ.
Một vài lưu ý nhỏ khi thiết kế bếp trên tầng lửng
Để thiết kế bếp tầng lửng được tốt nhất về công năng sử dụng và mang đến sự thẩm mỹ cao thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Chiều cao trong thiết kế gác lửng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thông thường chiều cao khi làm gác lửng tốt nhất là từ khoảng 2,5m – 2,8m vì nếu trần quá thấp sẽ gây bí bách, chật chội còn nếu trần quá cao thì sẽ làm mất sự cân đối và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Ngoài ra không gian lửng có phần hạn chế cho nên khi thiết kế bếp nhà ống trên gác lửng bạn lưu ý đảm bảo hệ thống hút mùi, thông gió nhằm đảm bảo cho việc lưu thông gió và làm thông thoáng cho không gian.
- Mặc dù thiết kế bếp trên tầng lửng không gây ảnh hưởng đến phong thủy tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý tránh đặt bếp ở bên trên nhà vệ sinh hoặc đặt đối diện cửa phòng ngủ vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến phong thủy.
- Lan can của tầng lửng nên được xây với độ cao 0,9m và bố trí những thanh chắn rộng và thông thoáng. Còn đối với những gia đình có các em nhỏ thì có thể sử dụng lan can bằng kính cường lực trong suốt. Điều này vừa đảm bảo được an toàn mà lại vừa đem lại một cảm giác nhẹ nhàng và thông thoáng.
- Hãy chú ý đến việc di chuyển khi nhà bạn có người già hay trẻ nhỏ, điều này sẽ giúp cho bếp trên tầng lửng vẫn tối ưu diện tích cho căn nhà mà không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình bạn.
Kết luận
Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết được các ưu nhược điểm của việc thiết kế bếp trên tầng lửng và những điều bạn cần lưu ý khi muốn sử dụng thiết kế này. Hy vọng những thông tin mà Dolcevita chia sẻ sẽ giúp cho bạn có thêm ý tưởng khi thiết kế ngôi nhà của bạn, tạo ra sự thẩm mỹ và rộng rãi cho ngôi nhà. Và nếu bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp các nội thất nhà bếp uy tín thì hãy tham khảo ngay tại Dolcevita để mua được các nội thất nhà bếp cao cấp, chất lượng cao chuẩn Châu Âu nhé !
DOLCEVITA – THE SWEET LIVING
Văn phòng & Showroom: Số 52 Đồng Văn Cống, Phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Hotline: 0909 008 598
Email: info@dolcevitavn.com
Website: https://dolcevitavn.com/.