Tìm kiếm

10+ cách bố trí bếp chữ L tạo không gian ngăn nắp, tiện nghi

Chọn phương án bố trí bếp phù hợp có thể giúp cho không gian bếp trở nên tuyệt vời, ngăn nắp hơn. Trong đó, cách bố trí bếp chữ L là một ý tưởng truyền thống, tiện nghi. Cách bố trí này giúp tạo sự linh hoạt trong việc sắp xếp phụ kiện bếp, tối ưu được không gian lưu trữ. Từ đó, giúp cho phòng bếp trở nên thông thoáng hơn.

Vậy có những cách bố trí bếp chữ L nào? Đặc điểm của cách bố trí này là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin về cách bố trí bếp chữ L.

Cách bố trí bếp chữ L
Cách bố trí bếp chữ L

Đặc điểm của bố trí bếp chữ L

  • Tối ưu không gian lưu trữ: Với cách bố trí bếp chữ L, chủ nhà có thể bố trí một tủ bếp dưới và một tủ bếp trên. Đồng thời có thể thiết kế thêm bàn bếp hình chữ L để đựng các vật dụng cồng kềnh như xoong nồi.
  • Có nhiều không gian để nấu nướng hơn: Cách bố trí bếp chữ L giúp tạo ra bề mặt của không gian nấu ăn được thoáng đãng hơn, có thể dễ dàng di chuyển trong lúc chế biến món ăn.
  • Tạo sự linh hoạt, thay đổi dễ dàng: Trong quá trình sử dụng bếp, nếu chủ nhà muốn đặt thêm một chiếc tủ bếp thì vẫn không gây ảnh hưởng tới bố cục của nhà bếp và những đồ nội thất khác.
  • Có thể bố trí thêm bồn rửa cho không gian bếp: Kiểu bếp hình chữ L thường sẽ có hai cạnh nằm đối diện nhau. Vì vậy nhằm tối ưu quy trình nấu nướng, chủ nhà có thể thiết kế thêm chiếc bồn rửa.
  • Mang tính thẩm mỹ cao: Dựa theo nhu cầu của chủ nhà, phụ kiện tủ bếp chữ L có thể thiết kế với nhiều phong cách, xu hướng khác nhau.
Bếp chữ L mang tính thẩm mỹ cao
Bếp chữ L mang tính thẩm mỹ cao

10+ cách bố trí bếp chữ L ngăn nắp, tiện nghi

Sau đây là một số cách bố trí khu vực nhà bếp hình chữ L tiện nghi, ngăn nắp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng cách cụ thể nhé. 

Bố trí theo nguyên tắc luồng công việc

Bố trí theo nguyên tắc luồng bếp
Bố trí theo nguyên tắc luồng bếp

Thông thường, việc nấu ăn sẽ theo một quy trình riêng. Người nấu sẽ cần tối thiểu khoảng 5 khu vực nhằm tối ưu quá trình gồm: Nơi đặt những vật dụng chế biến; Nơi chứa đựng thực phẩm; Nơi sơ chế; Nơi rửa thực phẩm và nơi chế biến món ăn. Vì vậy, bàn bếp hình chữ L cần được bố trí dựa theo luồng công việc nấu nướng nhằm tạo sự thuận tiện trong lúc nấu ăn.

Bố trí bếp chữ L theo nguyên tắc tam giác

Khi nấu ăn, người nội trợ thường sẽ thuận tay làm theo ba khu vực chính hình tam giác ở trong bếp. Trong mỗi góc tam giác này, chủ nhà thường sẽ bố trí một bếp để nấu, bồn rửa và khu vực sơ chế tương ứng theo 3 góc của phòng bếp. 

Bố trí bếp kết hợp cửa sổ

Bố trí bếp kết hợp cửa sổ
Bố trí bếp kết hợp cửa sổ

Đây là cách bố trí cửa sổ phòng bếp và bàn chữ L khá thực tế và phổ biến. Đặt một bên bếp ở cạnh cửa sổ và cạnh còn lại là nơi để bếp nấu, tủ bếp và khu vực sơ chế. Điều này nhằm giúp cho căn bếp được thông thoáng hơn, tăng sự sáng tạo khi nấu nướng và giúp mở rộng được tầm nhìn. Bên cạnh đó, hoa văn ở cửa sổ sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho khách đến chơi. 

Kết hợp hai bếp chữ L

Trường hợp diện tích gian nhà bếp rộng, có thể kết hợp 2 bếp chữ L tạo thành bếp hình chữ U. Quầy bếp hình chữ L nhỏ hơn sẽ tích hợp bàn ghế, có thể dùng làm nơi đặt đồ ăn khi nấu xong. Còn quầy bếp hình chữ L lớn có thể dùng làm nơi phục vụ cho việc chế biến. Dùng thêm khu bếp hình chữ L để tạo thêm khu riêng biệt mà không tạo sự xa cách với khu vực nấu ăn.

Bố trí bếp chữ L kết hợp bàn đảo

Bếp chữ L kết hợp bàn đảo
Bếp chữ L kết hợp bàn đảo

Việc bố trí bếp hình chữ L kết hợp bàn đảo sẽ tạo sự thuận lợi trong trường hợp nhiều người muốn nấu ăn cùng với nhau, nhất là những dịp tổ chức sự kiện, tiệc tối. Tuy nhiên, cách bố trí bếp chữ L kết hợp bàn đảo chỉ thích hợp với phòng bếp có không gian, diện tích rộng. 

Bố trí nội thất bếp độc lập từng khu

Cách để tối đa không gian lưu trữ là sử dụng loại tủ cao kịch trần và chiếc tủ dưới cùng với không gian lưu trữ rộng. Đối với khoang tủ bếp ở trên, chủ nhà có thể dùng những phụ kiện như máy hút mùi, giá bát nâng hạ, giá bát cố định,… Trong khi đó, khoang tủ bếp dưới thích hợp với các phụ kiện như ngăn kéo bát đĩa, thùng gạo thông minh, thùng rác, xoong nồi,… 

Bố trí bếp chữ L kết hợp đèn sáng

Bố trí bếp chữ L kết hợp đèn sáng
Bố trí bếp chữ L kết hợp đèn sáng

Phòng bếp bố trí tủ bếp chữ L thường hình chữ nhật rộng hoặc hình vuông. Nhờ đó mà gian bếp có thể đón ánh sáng tự nhiên, tạo ra không gian mở và thoáng mát cho tổng thể khu vực bếp. Trong bố trí tủ bếp cũng nên kết hợp đèn nhân tạo với ánh đèn vàng ấm áp, cho buổi tối và những ngày trời u ám. 

Bếp chữ L kết hợp quầy bar

Bếp chữ L kết hợp quầy bar
Bếp chữ L kết hợp quầy bar

Bếp chữ L kết hợp quầy bar đang là xu hướng và được rất nhiều gia đình chọn. Bởi vì mẫu thiết kế này có thể giúp cho phòng bếp trở nên sang trọng và đẹp hơn. Mẫu thiết kế này phù hợp với những gian bếp có phong cách hiện đại, cổ điển và đơn giản.

Có một điểm đặc biệt là gia chủ có thể sử dụng những mẫu thiết kế Châu Âu cao cấp hoặc nội thất ý chất lượng cao để tăng thêm yếu tố thẩm mỹ, bền bỉ và sự sang trọng trong từng chi tiết nhỏ nhất.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về cách bố trí bếp chữ L. Để có thể chọn được mẫu tủ bếp chữ L phù hợp, ưng ý hãy liên hệ ngay với Dolcevita.

Công ty nội thất Dolcevita là thương hiệu nội thất cao cấp Italy. Lấy cảm hứng từ phong cách và không gian sống giàu tính văn hóa, lịch sử của đất nước Italia. Nội thất tại sẽ Dolcevita mang đến những bộ sản phẩm tủ bếp, tủ áo có thiết kế thanh lịch, hiện đại và sang trọng, được sản xuất theo đơn đặt hàng ngay tại Việt Nam với nguyên vật liệu nhập khẩu hoàn toàn từ Italy.

DOLCEVITA – THE SWEET LIVING

Văn phòng & Showroom: Số 52 Đồng Văn Cống, Phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM.

Hotline: 0909 008 598

Email: info@dolcevitavn.com

Website: https://dolcevitavn.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/dolcevita.furniture

Youtube: https://www.youtube.com/@Dolcevita-furnitures